MỤC LỤC

1. Bệnh lem lép hạt lúa là gì?

Bệnh lem lép hạt trên lúa là tên gọi chỉ chung có hiện tượng hạt lúa bị lửng hoặc lép hạt, bên trong vỏ trấu có hạt rất ít hoặc không có gạo, làm ảnh hưởng đến năng suất, đồng thời có nguy cơ ảnh hưởng đến các vụ sau. Các hiện tượng vỏ trấu hạt lúa bị sậm màu, từ màu nâu đến đen hoặc không biến màu (từ xanh chuyển sang vàng khi chín).

Lem lép hạt trên lúa có 2 loại chính: lép vàng và lép đen (đen lép hạt, lem lép hạt lửng). Bệnh lem lép hạt lúa gây ra thiệt hại năng suất rất lớn, lên đến 70% năng suất và là một trong những bệnh phổ biến nhất đối với cây lúa

2. Triệu chứng, dấu hiệu bệnh lem lép hạt lúa

Triệu chứng bệnh xuất hiện trên vỏ trấu thay đổi theo tác nhân và mức độ xâm nhiễm. Bệnh có thể phân bố đều trên ruộng hoặc từng chòm.

2.1 Lem lép vàng

Các hạt bên trong bị lép, hạt nhẹ, nhánh gié lúa không cong xuống khi vào chắc, thường gọi là “bắn máy bay”. Tuy bên ngoài tưởng như lúa không bị bệnh (vi khuẩn không thể thấy bằng mắt thường) nhưng bên trong hạt lúa là không có hạt hoặc hạt rất ít (hạt lúa bị lửng)

2.2 Lem lép đen (Đen lép hạt, lem lép hạt lửng)

Hiện tượng ban đầu là trên hạt lúa có những chấm nhỏ màu nâu hoặc đen, sau đó phát triển bao phủ một phần hoặc toàn bộ vỏ trấu,hạt lúa bị lững, biến màu, nặng hơn thì lép hoàn toàn.

2.3 Các loại lem lép hạt khác

Lem lép xanh: hạt lép màu xanh khi mới trổ ra hoặc hoa không hoàn thiện

Lem lép trắng (còn gọi là bạc bông): hạt lép màu trắng khi mới trổ ra

3. Những nguyên nhân gây bệnh lem lép hạt

  • Do vi khuẩn Burkholderia Glanae gây nên, vi khuẩn sẽ thông qua đường nước để lây lan các cây khác (lép vàng)
  • Do vi khuẩn Xanthomonas Itoana, các loại nấm, nhện gié, bọ xít hôi tấn công trực tiếp lên hạt làm cho hạt tối màu như màu nâu, đen hoặc nâu đen (lép đen)
  • Do thời tiết nắng nóng, nhiệt độ cao có thể làm cho bông lúa không thụ phấn hoặc quá trình hoàn thiện hạt phấn gặp sự cố, vỏ trấu tuy đã tạo thành chất diệp lục nhưng hoa không hoàn thiện, nên khi trổ ra sẽ thấy hạt màu xanh và hạt không được hình thành (lép xanh)
  • Do mưa lớn kéo dài, trời âm u, độ ẩm không khí cao đặc biệt vào lúc lúa trổ bông
  • Do thiếu các chất dinh dưỡng, các nguyên tố đa, trung và vi lượng, đất bị chua phèn
  • Do bón phân dư đạm, gieo sạ dày

 

4. Các biện pháp phòng trừ bệnh lem lép hạt lúa

4.1 Biện pháp canh tác

Ở giai đoạn trước khi trồng lúa, cần thực hiện những biện pháp:

  • Chọn những giống lúa kháng sâu bệnh, có thời gian vô gạo nhanh
  • Xử lý hạt giống trước khi trồng
  • Vệ sinh đồng ruộng, thau chua rữa mặn, khử độc hữu cơ cho đất
  • Sạ thưa, bón phân cân đối và hợp lý, bổ sung thêm loại vi, trung lượng

Vào giai đoạn trồng lúa, cần phải phòng trừ bệnh lem lép hạt trên lúa như sau:

  • Đối với nhện gié hoặc côn trùng: Vệ sinh đồng ruộng, diệt cỏ dại trước khi làm đất, điều tiết nước hợp lý tránh làm khô hạn để hạn chế, loại bỏ điều kiện thuận lợi sự phát triển của nhện gié hoặc dùng thuốc đặc trị nhện gié
  • Đối với bệnh hại: Bón phân cân đối hợp lý, điều tiết nước tránh gây ngập úng giúp cây lúa khỏe mạnh, tăng khả năng chóng chịu.

4.2 Biện pháp hóa học

Dùng thuốc đặc trị lem lép hạt để trị bệnh nhanh chóng, nên chọn những loại thuốc an toàn, vừa trị bệnh lem lép hạt, vừa giúp tăng suất lúa.

  • Đối với côn trùng: Dùng thuốc đặc trị nhện gié, bọ xít hôi,….để ngăn chặn kịp thời gây hại từ côn trùng, sâu bọ.
  • Đối với vi khuẩn, nấm: Dùng các loại thuốc như Help, Lobo 8WP

Lưu ý:

  • Đối với bệnh lem lép vàng, cần phải có giải pháp phòng trừ bệnh sớm vào giai đoạn trước khi trổ và sau khi trổ. Đặc biệt vào thời tiết trời mưa, sau khi tạnh mưa, lúa không còn đọng những giọt nước thì nên phun thuốc ngay để bảo vệ cây lúa, tránh bị vi khuẩn xâm nhập (Vi khuẩn lây lan thụ động theo đường nước)

5. Thuốc đặc trị lem lép hạt lúa đạt hiệu quả cao

5.1 HELP 400SC

HELP 400SC được ADC nghiên cứu và phát triển chuyên dùng đặc trị và phòng ngừa lem lép hạt. Với công thức cải tiến, phụ gia đặc biệt cùng hạt siêu mịn, HELP 400SC sẽ phân tán đều mặt lá sau khi tiếp xúc, chuyển vị và lưu dẫn mạnh đồng thời không bị mưa rữa trôi. Bà con nông dân sẽ yên tâm khi sử dụng thuốc mà không cần lo lắng về độ hiệu quả của thuốc.

Sử dụng HELP 400SC sẽ giúp lúa:

  • Trổ cực nhanh, đồng loạt
  • Vào gạo nhanh, hạt chắc
  • Lá thẳng đứng như vươn cờ
  • Hạt lúa vàng, sáng bóng
  • Tăng năng suất, tăng lợi nhuận giúp mùa vụ được thương lái mua giá cao.

5.2 LOBO 8WP

Lobo 8WP được phối hợp gồm 2 hoạt chất kháng sinh đặc trị vi khuẩn hại cây trồng, ngừa bệnh lem lép hạt do vi khuẩn, hiệu quả cao đối với bệnh bạc lá lúa (cháy bìa lá lúa).

Lobo 8WP có tác động tiếp xúc, nội hấp nhanh và lưu dẫn mạnh, nên có tác dụng khô nhanh vết bệnh, chặn đứng khả năng lây lan của vi khuẩn, giúp cho lúa nhanh phục hồi.

Lobo 8WP an toàn đối với lúa, ít ảnh hưởng đến con người, môi trường và thiên địch.

Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng gọi Hotline:…… để được ADC hỗ trợ tư vấn sản phẩm và thông tin mua hàng tốt nhất.