MỤC LỤC

Nhện gié hại lúa là gì?

Theo Wikipedia, nhện gié có tên khoa học là Steneotarsonemus spinki hay có tên gọi khác là bệnh cạo gió.

Theo Cục Bảo Vệ Thực Vật, nhện gié là loài dịch hại ở các vùng trồng lúa trên các quốc giá Châu Á được phát hiện đầu tiên từ những năm 1930 (Lo & Ho, 1979). Trong khoảng thập kỷ 1970, múc độ thiệt hại do nhện gié gây ra được công bố ở Trung Quốc và Đài Loan, đã làm giảm năng suất lúa trung bình từ 5 đến 20%, một số khu vực bị hại khác lên đến 70 – 90%.

Chúng được phát hiện ở Cuba năm 1997 khi nó làm giảm năng suất lúa đáng kể (30 – 90%), sau đó lần lượt xuất hiện đến các quốc gia khác như Cộng hoà Đôminica, Haiti, Nicaragua, Costa Rica và Panama làm thiệt hại khoảng 30% năng suất lúa (Fernando C. V., 2007). Nhện gié được coi là loài mới xuất hiện trở lại ở Mỹ vào năm 2007 (Hummel et al., 2009).

Ở Việt Nam, nhện gié được ghi nhận gây hại trên lúa ở Thừa Thiên – Huế (Ngô Đình Hòa, 1992), ở vùng Hà Nội (Nguyễn Văn Đĩnh, 1994). Trong vòng 5 năm trở lại đây có sự gia tăng rõ rệt mức độ nhện gié gây hại ở Đồng bằng sông Hồng và Trung du miền núi phía Bắc (Nguyễn Văn Đĩnh và Vương Tiến Hùng, 2007). Nhện gié là loài thường gặp ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Đặc tính sinh học của nhện gié

Nhện gié là một trong những dịch hại nguy hiểm phổ biến ở cây lúa quanh năm, nhện gié thường ký sinh trong bẹ lá lúa, bề ngoài màu trắng vàng hoặc màu trắng trong, có kích thước rất nhỏ (dưới 1mm) nên khó thể thấy bằng mắt thường.

Nhện gié có vòng đời khoảng 10-12 ngày: trứng 1-2 ngày, nhện non 4-5 ngày, nhện trưởng thành 5-7 ngày

Nhện gié nếu quan sát kỹ sẽ thấy nhện tạo một lớp mạng bằng tơ rất mỏng trên cây luá. Trứng nhện gié có màu trắng đục, đẻ rải rác trong bẹ lá. Cơ thể của nhện gié non nhọn, dài và có 3 cặp chân.

Sau khi trưởng thành, nhện gié sẽ có 4 cặp chân và cơ thể không phân đốt rõ ràng, tập trung trong bẹ lá phần trên mặt nước, khi mật độ cao mới bò lên ký sinh bông lúa.

Nhện gié cái trưởng thành đẻ khoảng 50 trứng và có khả năng sinh sản đơn tí, những trứng không thụ tinh trở thành con đực. Nhện phát triển thích hợp trong điều kiện thời tiết nóng và khô, phát triển mạnh mẽ ở nhiệt độ 28-30 độ C và độ ẩm cao.

Tác hại của nhện gié

Nhện gié hại lúa bằng cách hút nhựa ở bẹ lá, cuống bông, cuống gié và những vị trí nhện gié hút nhựa xuất hiện ban đầu là các chấm màu trắng vàng, sau lan rộng và liên kết thành những sọc thối kéo dài có màu tím đến màu nâu thẫm như những vết “cạo gió”, phần bẹ lá sẽ có màu thâm nâu như bã trầu, tạo điều kiện nấm bệnh tấn công lên bẹ lúa.

Phần ưa thích nhất trên cây lúa mà nhện gié gây hại đó chính là Hoa lúa lúc còn trong bẹ. Khi mật độ nhện gié lên cao lúc trổ,  chúng sẽ bò lên bông lúa tấn công, chích hút bông lúa, làm cuống bông quăn queo, bông khô, hạt lép.

Nhện gié là tác nhân mở đường và có khả năng lây lan một số nấm bệnh, vi khuẩn gây bệnh lem lép hạt. Trong đó chủ yếu là nấm gây bệnh thối bẹ (Trên thân nhẹ gié thường mang theo bào tử nấm gây bệnh thối bẹ lúa).

Nguyên nhân xuất hiện nhện gié

Sự gia tăng nhện gié hại lúa có thể xuất phát từ việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đúng cách ở đầu vụ, dẫn đến làm suy giảm mật độ và tiêu diệt thiên địch của nhện gié, tạo tiền đề nhện gié phát triển rộng hơn.

Nhện gié  cũng có thể lây lan qua côn trùng (rầy nâu), dụng cụ, máy móc, hạt lúa tươi, gió, rơm rạ, nước…

Thông thường nhện gié gây hại nặng trên lúa hè thu ở các trà lúa sạ dày, bón thừa đạm, thiếu nước, lúa trong giai đoạn lúa tròn mình đến trỗ, làm giảm năng suất và phẩm chất hạt

Biện pháp phòng trừ nhện gié hại lúa

Nhằm hạn chế sự lây lan và phát triển nhện gié gây hại trên cây lúa, có thể thực hiện các biện pháp sau:

Biến pháp canh tác

  • Đối với những đồng ruộng bị nhện gié gây hại nặng, sau khi thu hoạch lúa cần nên rải rom phơi khô rồi đốt (nếu được, nên cày phơi ải và cho đất nghỉ 3 tuần).
  • Luân canh với các loại cây trồng cạn để cắt đứt vòng đời của nhện gié như các loại cây họ đậu.
  • Cày ải phơi đất, vệ sinh đồng ruộng, dọn dẹp, xử lý cỏ dại, cây lúa chét bằng cách phơi khô trên ruộng rồi đốt cùng rơm rạ.
  • Sạ lúa theo hàng với mất độ vừa phải, không gieo sạ dầy.
  • Cung cấp đủ nước cho cây lúa vì nhện gié phát triển thích hợp ở điều kiện ruộng khô
  • Bón phân cân đối giữa phân đạm, lân và Kali.

Biện pháp sinh học

  • Bảo vệ thiên địch trong ruộng lúa, không phun thuốc quá sớm và hạn chế phun ngừa để tạo điều kiện cho thiên địch có khả năng kiềm chế nhện gié như các loài ong nội ký sinh, bọ trĩ đen và nhện nhỏ bắt mồi phát triển.

Biện pháp hóa học

  • Dùng các loại thuốc bảo vệ thực vật đặc trị nhện gié như Penalty Gold 3.6EC

Thuốc đặc trị nhện gié hiệu quả và an toàn

PENALTY GOLD 3.6EC

Là hỗn hợp hạt hoạt chất hiệu quả cao là Chlorpyrifos Ethyl và Buprofezin chuyên đặc trị nhện gié và các loại rầy nâu, sâu cuốn lá, sâu đục thân, sâu đục bẹ, bọ xít, bọ trĩ, rầy phấn trắng ( những loại côn trùng thường xuất hiện trên cây lúa)

Penalty Gold 3.6EC  giúp hạ gục nhanh sau khi phun, diệt triệt để nhện gié từ giai đoạn ấu trùng đến trưởng thành và cả trứng nhờ 4 tác động: tiếp xúc, vị độc, thấm sâu, xông hơi mạnh.

Ngăn chặn quá trình lột xác, không tái phát được ở lứa sau, hiệu lực kéo dài.