MỤC LỤC

Rầy xanh đuôi đen là gì?

Rầy xanh đuôi đen gây hại trên lúa có 2 loại chính: Nephotettix virescens và Nephotettix nigropictus. Chúng có mặt ở hầu hết các nước trồng lúa ở châu Á.

Đặc điểm, hình thái và triệu chứng của rầy xanh đuôi đen

Rầy xanh là nhóm rầy lá, có khả năng di chuyển nhanh, thường gây hại nặng ở ruộng đồng trũng, điều kiện nhiệt độ thấp, độ ẩm cáo và mưa ít xen kẽ với thời tiết nắng nóng, hạn gay gắt.

Mỗi năm rầy phát sinh khoảng 8 lứa và gây hại nhất từ tháng 4 đến tháng 6 (lứa 3), từ tháng cuối tháng 5 đến đầu tháng 8 (lứa 4) và từ cuối tháng 7 đến giữa tháng 8 (lứa 5).

Trứng rầy xanh đuôi đen (3-5 ngày) có hình dạng trái chuối đầu to đầu nhỏ. Trứng rầy ban đầu màu trắng sau đó dần chuyển qua màu nâu và phần đầu trứng sẽ có màu đỏ.

Rầy non (15 – 17 ngày) có màu xanh lá mạ hoặc màu vàng xanh, không có cánh, trên đỉnh đầu có vài đốm nâu. Rầy trưởng thành (7 – 10 ngày) có màu xanh lá mạ, cuối cánh có vệt đen lớn, giữa cánh trước của rầy đực có chấm màu đen, của rầy cái có màu nâu nhạt, cánh che dài tới bụng.

Rầy non mới nở có tập tính thích nơi ẩm thấp, thường ở mặt dưới lá để chích hút. Rầy trưởng thành ưa ánh sáng đèn. Rầy cái đẻ trứng ở gân chính hoặc mô bẹ lá lúa còn non. Trứng được đẻ thành từng ổ 4-16 trứng. Con cái có thể đẻ 20-200 trứng.

Ngoài cây lúa, rầy còn có thể sinh sống trên bắp, lúa hoang, cây mía, khoai làng, các loại cỏ như cỏ lồng vực, cỏ bắc,…

Vòng đời của ranh xanh đuôi đen trung bình từ 25-30 ngày

Tác hại của rầy xanh đuôi đen với lúa

Cả rầy non và trưởng thành đều hút nhựa cây, làm cây lúa mất sức, cây còi cọc, vàng úa, héo khô và chết. Cây lúa bị hại trổ bông ít hoặc không trổ bông, hạt lúa bị lép trắng, gạo dễ bị vỡ ra và có vị đắng. Nặng hơn là nhìn ruộng lúa như bị lủa đốt vàng, phần gốc lúa bị thối, rễ lúa bị thối đen.

Rầy xanh đuôi đen còn là môi giới truyền bệnh virus rất nguy hiểm như bệnh Tungro, bệnh vàng lụi…

Biện pháp phòng trị rấy xanh đuôi đen hiệu quả

Biện pháp canh tác:

Cho đất nghỉ một thời gian hoặc trồng xen 1 vụ màu giữa 2 vụ lúa để cắt nguồn thức ăn của rầy.

Bón phân cân đối, bón vừa đủ, không bón thừa đạm.

Gieo sạ đồng loạt để giảm mật độ rầy, sử dụng giống có khả năng khán rầy, giống ngắn ngày.

Thường xuyên thăm đồng, đặc biệt là những nơi đã có rầy gây hại từ mùa vụ trước.

Biện pháp sinh học

Trồng hoa trên bờ ruộng để bảo vệ các loại thiên địch khống chế sự phát triển của rầy xanh đuôi đen.

Biện pháp hóa học

Khi mật độ rầy cao ở giai đoạn lúa làm đòng (khoảng 2000 con/m2) hoặc lúa trỗ (khoảng 3000 con/m2), cần sử dụng các loại thuốc trừ rầy như Apta 300WP

Thuốc phòng trị rấy xanh đuôi đen hại lúa

Apta 300WP

Apta 300SC là thuốc diệt rầy đặc hiệu, có tác dụng tiếp xúc, vị độc và lưu dẫn. Không những chỉ diệt rầy non và rầy trưởng thành mà còn hạn chế rầy cái đẻ trứng, trứng ung, ngăn chặn rầy nâu tái phát lứa sau.

Apta 300SC diệt rầy qua hai đường: Chống lột xác và gây tê liệt hệ thần kinh của côn trùng. Đặc biệt, Apta 300SC ít ảnh hưởng đến thiên địch, con người và môi trường.

Ngoài là thuốc diệt trừ rầy, Apta 300SC còn có thể diệt trừ hiệu quả bọ cánh tơ trên trà.

Chi tiết sản phẩm, truy vào vào liên kết:

Apta 300SC